1
Đặt mua hàng qua facebook fanpage

Bà Bầu Có Ăn Được Cà Pháo Không

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết, bà bầu có thể ăn cà pháo. Tuy nhiên nên ăn cà chín, không nên và hạn chế ăn cà xanh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi do nhiều độc tố bên trong cà xanh . Vậy bà bầu có ăn được cà pháo không và các lưu ý khi ăn cà pháo là gì , cùng tìm hiểu nhé  .

Bà bầu có ăn được cà pháo không?

Theo Đông y, cà pháo có tính hàn (thậm chí rất hàn), vì vậy, người hư hàn cần kiêng loại quả này. Đặc biệt, Đông y còn khuyên người dùng phải thận trọng khi ăn cà pháo chung với các thức ăn mang tính hàn. Theo kinh nghiệm dân gian, cà pháo thường được ăn kèm các gia vị có tính ôn như tỏi, ớt, sả…

Cà pháo chứa chất độc nên người mới khỏi đau, suy nhược, người bị tăng nhãn áp không nên dùng, đặc biệt không nên ăn sống. Quả cà còn xanh có nhiều solanin hơn quả chín.

Bà bầu ăn cà pháo được không ?

Theo đông Y, việc ăn cà muối không bị nhức mỏi, có lẽ việc muối chua làm giảm độc tính vốn gây ra tác dụng phụ này.

Chính vì vậy, mẹ bầu không nên ăn nhiều cà pháo. Đặc biệt là cà sống, cà muối xổi mà có thể ăn một ít cà muối chua nhưng không nên ăn quá nhiều.

Xem Thêm :Cách Chọn Thịt Cừu Ngon Và Cách Sơ Chế

Đối với câu hỏi bà bầu có ăn được cà pháo không, lời giải đáp là bà bầu có thể ăn được cà pháo. Song, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bà bầu nên dùng cà pháo tự muối ở nhà. Bạn nên muối cà trong các chum bằng sành, sứ tránh đựng trong bình nhựa, sắt sẽ có các phản ứng hóa học sản sinh các chất độc trong quá trình muối, gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu.

Không chỉ cà pháo muối chua, mẹ bầu còn nên hạn chế các thực phẩm lên men khác như:

  • Măng chua: Trong măng có chứa glucozit. Độc tố này khi kết hợp với men tiêu hóa trong dạ dày sẽ giải phóng axit xyanhydric, gây ra hiện tượng ngộ độc, nôn mửa cho mẹ bầu.
  • Nem chua: Đây là sản phẩm lên men thịt sống nên dễ nhiễm khuẩn listeria, hay E.coli. Tình trạng này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy, mẹ bầu nên tránh ăn thực phẩm này.
  • Dưa chua: Cũng giống như cà pháo, dưa tươi cũng chứa độc tố. Thời gian đầu khi muối, hàm lượng nitrit tăng lên và giảm dần rồi mất hẳn khi dưa đã chua vàng. Tuy nhiên, hàm lượng này lại tăng cao khi dưa bị nhũn. Vì vậy, mẹ bầu không nên sử dụng dưa muối còn xanh hay khi đã quá chua. Nguyên nhân là do hàm lượng nitrit cao sẽ là tác nhân gây thiếu máu, trầm trọng hơn là có nguy cơ gây ra những bệnh ung thư.
Măng muối

Đến đây, bạn đã biết bà bầu có ăn được cà pháo không rồi nhé! Điều quan trọng là bạn chọn cách ăn phù hợp và có liều lượng chừng mực thì loại quả này cũng đem lại những lợi ích tích cực cho sức khỏe!

Đóng góp ý kiến tại Fanpage : https://www.facebook.com/chosachsaigon

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
Gọi:0964.346.255